ĐẤT THÀNH PHỐ
Đất ở thành thị chỗ cao là chính, chỗ ranh giới ngòi lạch nước chảy, không thể hưng vượng được. Những bức thành cao dài là những hộ sa cho chỗ đơn nhược, nghiêng vẹo lệch lạc cũng không được. Một con đường cái đi là một tầng thủy. Một tầng tường vách là một tầng sa. Thuy đạo ngoài cửa là một Minh đường (quãng trong trước nhà là Minh đường).
Phòng ốc đối diện là án sơn. Thủy chảy về bên trái nên hướng bên trái mà thu lấy, thủy chảy về bên phải nên hướng bên phải chỗ nhà thò đầu ra, để đón lấy, đứng trước cửa nhà không nên trông thấy đầu đường phố, đằng sau nhà không nên có đường phố đâm thẳng vào. Địa khí đi xuống dưới, từ chỗ cao xuống chỗ thấp, vì vậy nên tránh chỗ thấp mà đón lấy chỗ cao.
Thiên khí đi ở trên, vào chỗ trống, chỗ cao ngât thì bị chận, chỗ bị chận ấy thừa cái khí quay về để thu lấy.
Hai nhà đối cửa nhau, cửa nào cao hơn thì nghèo. Hai cửa bày hàng song song, cửa nào lớn thì giàu, đường lớn, phố rộng là phương thủy lại tốt. Hẻm nhỏ, đường thẳng chạy thẳng vào là thụ sát, đối diện với nha môn, thành môn, ngục môn là đại hung. Đối diện với cửa Miếu, cửa kho, cửa cầu tiêu, thì không nên. Đường phố đối với cửa thông ra phản như lưng cái cung, thì ngỗ nghịch, thoát tài. Như đầu con thú, như đầu cái chầy, như cây tên bắn chiếu thẳng vào cửa thì bị tật bệnh, xấu xa. Đối diện với Đền, Miếu thì nhiều tai họa. Góc tường chiếu thẳng vào haybị thưa kiện. Ơ theo hướng nước chảy xuôi thì nghèo, ở theo hướng nước chầu vào thì giàu.
Nếu là dòng nước ngược ở trong đường phố hay con sông chảy ngược lại thì giàu có lâu dài.
Nếu đằng sau, đằng trước không khoáng mà có nước bao bọc, có sa hộ vệ là phước lộc lâu dài.
Nếu nền nhà rộng rãi nước sông bao bọc, mạch khí tụ hội, thủy chầu vào minh đường thì giàu lớn, có các ngọn núi cao đẹp chiếu xuống là đại quý. Đặt quẻ Cửu trù tinh chia ra các phòng, nên hợp với thời tiết, vào những phương Sinh và Vượng là đại cát. Nhiều sinh khí nhiều con trai, cái cửa lớn cần phải chọn phương hướng tốt, hình thế nên ngay bằng, cân đối, so le lệch
lạc thì xấu.

ĐẤT THÔN QUÊ KHÔ CẰN
Sự bành trướng của nhiều vùng đất khô là một vấn đề nghiêm trọng tại nhiều nơi trên thế giới.
Đất khô đi sẽ làm mất tính phì nhiêu. Và hiện nay có khoảng 900 triệu người đang sống trên những khu vực này. Có rất nhiều nguyên nhân gây cho đất khô cằn như : tỷ lệ tăng dân số, quá nhiều gia súc, gió và nước gây xói mòn đất và cả việc đốn hạ cây rừng.
Khoảng ¼ diện tích trái đất đang dần dần biến thành hoang mạc. Sự thiếu dinh dưỡng của các vùng đất này đã ảnh hưởng nhiều đến nguồn lương thực, sự thiếu hụt này có thể dẫn đến tình trạng bất ổn định về chính trị và xã hội. Các chuyên gia cho rằng cần phải có một nỗ lực quốc tế để kiểm soát các khu vực này. Tháng 10/1994, đại diện của 87 nước đã ký một hiệp ước :
thảo ra một kế hoạch nhằm ngăn chặn việc lan rộng của hoang mạc. Giải pháp này sẽ giúp cho các nước bảo vệ được nguồn tài nguyên thiên nhiên của chính mình, tuy nhiên để thực hiện giải pháp này thì số tiền bỏ ra không phải là nhỏ.
Liên hiệp quốc cho biết nỗ lực này có thể tiêu hao 22 tỷ đô la mỗi năm, và để đạt kết quả thì phải thực hiện liên tiếp suốt 20 năm và đất sẽ màu mỡ trở lại. Song song với việc trên, các nông dân cũng cần được huấn luyện sao cho phương pháp canh tác ít làm hại đất hơn.
Hiệp ước này sẽ trở thành một giải pháp quốc tế sau khi được 50 quốc tế gia khác nhau thông qua. Và đến lúc đó chúng ta có thể ngăn chặn việc hoang mạc hóa trên hành tinh này.