ĐỊA LÝ PHONG THỦY
Hai chữ “Địa Lý” là danh từ áp dụng chung cho cả hai môn:
1- Về Địa mạch: là môn Địa Lý Phong Thủy, thuộc về địa linh, dùng về việc đặt mồ mả và nhà cửa, tức là về vấn đề tinh thần. Xưa nay, danh từ vẫn cố định không thay đổi.
2- Về Địa dư: là môn Địa Lý điền thổ, thuộc về địa lợi, tức là vấn đề vật chất. Xưa gọi là Địa dư, nay gọi là Địa Lý.
“Địa linh nhân kiệt”, “Địa lợi dân trù”. (Nghĩa là: đất thiêng liêng thì sinh ra người tài giỏi; đất thuận lợi, làm cho dân giàu có. Chữ Kiệt tức là “anh kiệt” chữ Trù tức là “tù phú”.

dia-ly-phong-thuy-la-gi
Những lưu ý khi thuê văn phòng để có phong thuỷ tốt nhất


Phong là gió, Thuỷ là nước. Về việc tìm đất táng cần nhất là phải nhớ đến Phong và Thủy trước hết; vì chỗ huyệt nếu bị gió lùa vào thì khí tán, không kết, nếu có nước hãm lại, thì khí tụ mới kết huyệt. Ở sơn cốc cần phải tàng phong (kín gió), ở bình dương cần phải tụ thủy (nước tụ). Tóm lại, là phải tránh tìm chỗ lộ gió, tìm chỗ gần nước thì mới có khí mạch, mới đặt được;không có khí mạch, nếu đặt vào thì sai hỏng, tức là “tuyệt tự chi địa” bị diệt vong!
Hai chữ “Phong Thủy” làm danh tự vắn tắt, để phân biệt về âm phần, Dương trạch, là môn Địa Lý Phong Thủy.
Về môn Địa Lý Phong Thủy này, còn lấy tên những loài vật như: cầm, thú, công trùng, thảo mộc và vật liệu quý báo, để đặt tên cho những địa hình, địa vật, kiểu cách và phương vị các hung… Ngụ ý đặt tên như thế là để cho có văn chương hoa mỹ, làm cho kỳ dị bí hiểm và cao quý thêm lên thôi, chú không phải là thực có.
Ví dụ: Địa mạch, thì gọi là Long mạch; mạch dẫn đi, thì gọi là hành long…
Có lẽ là thấy mạch dẫn đi ở trong đất, xuất hiện đột ngột lên những dãy núi cao, dãy đồi, hoặc dãy đất chạy dài, gồ lên lún xuống, cong ra, uốn vào, quay đi, vòng lại, ngoằn ngoèo, tựa như hình dạng con rồng hoạt động, nên mới là Long mạch.
Ở phía trước nguyệt gọi là Châu tước (chim sẽ đỏ).
Ở phía sau nguyệt gọi là Huyền vũ (chim vũ đen).
Ở phía bên trái nguyệt gọi là Thanh long (con rồng xanh).
Ở phía bên phải huyệt gọi là Bạch hỗ (con cọp trắng).
Ý là lấy phương Nam làm chính diện, thuộc hỏa: lửa, đo.
Ý là lấy phương Bắc làm hậu bối, thuộc thuỷ: nước, màu đen.
Ý là lấy phương Đông làm tay trái, thuộc mộc: màu xanh.
Ý là lấy phương Tây làm tay phải, thuộc kim: màu trắng