ĐÂT ĐAI THEO QUAN NIỆM CỦA THUẬT PHONG THỦY
Con người không sống trên không trung, mà là chan đạp đất, sống trên đất đai. Đất đai cho con người hình hài, còn cho con người tài nguyên không bao giờ cạn. Con người yêu quí đất đai, gọi đất là mẹ hiền. Nhưng đất đai cũng biến hóa khôn lường, thường xuyên bởn cợt con người, lũ lụt, hạn hán, sâu bọ, nóng lạnh đều nguy hại đến cuộc sống của con người. Con người vừa nể vừa sợ đất, thờ cúng đất. Cách đây 2.000 năm, con người đã thành tâm cúng tế đất đai. “Lễ ký Hiệu đặc tế” viết :”Xã, là cái đạo coi đất là thần đất. Đất chứa vạn vật, trời thì gieo các hiện tượng, lấy của cải ở đất, lấy phép tắc ở trời. Đó là tôn kính trời mà thân với đất. Đất rộng, tế không khắp, nên phong đất là Xã, để ghi công lao”.
Tế đất có nhiều hình thức. Có khi đắp thành gò, sùng bái gò, đất. Một số thôn xóm hẻo lánh ở Quảng Tây có tục tế chúa đất, thờ thần đất. Ở Vân Nam, một số làng bàn xa xôi tế mẹ đất, mỗi năm ba lần giết trâu, heo vùi dưới đất, coi là đồ lễ dâng cho mẹ đất.
Một vùng đất có những hiện tượng kỳ lạ. Thí dụ : ở Sơn trại Thổ Gia, thôn Tự Viện xã Duyệt Lai, huyện tự trị Thạch Trụ tộc Thổ gia, tình Tứ Xuyên, ở độ cao 1200m so với mặt biển, có hai mẫu ruộng lúa nước rất lạ, bất kể gặp nạn gì, bất kể là cấy loại giống lúa nào, cũng đều cho gạo rất thơm và sản lượng cao. Công năng đặc biệt nào đó đã có hàng ngàn năm, không bao giờ suy giảm, lại ví như ở Đông Bắc thôn Thanh Thủy ở chân núi thuộc huyện Động Khẩu tình Hồ Nam có miếng đất 50m vuông liên tục có mùi thơm kỳ lạ bay lên. Hít thở mùi thơm ấy, tinh thần sảng khoái, đầu óc tỉnh táo hất hết mệt mỏi. Phụ nữ có thai đứng trên mảnh đất ấy, có thể cảm thấy rõ ràng cái thai hoạt động trong bụng. Đó là hiện tượng gì? Khoa học hiện đại giải thích đó là do nguyên dố vi lượng nào đó gây nên.
Thời cổ với những hiện tượng lạ, chưa thể có một kết luận khoa học. Thế là người xưa cho rằng nơi đó là đất lành, đất có sinh khí. Con người sống trên đất đó có thể sống lâu và giàu sang, người chết chôn ở đất ấy có thể phù hộ cho người đang sống. Đất lành hay dữ, quyết định ở chỗ tụ khí hay không tụ khí. Do đó, người xưa từ ước định từ trở thành tập tục, không co động thổ đào bới, là để không làm thương tổn địa khí, gây ra tai họa bất trắc. Hiện nay rất khó lấy đất của nông dân để làm đường bộ, đường sắt, hồ chứa nước, làm nhà máy, khai thác mỏ.
Nông dân tìm mọi cách phá đám, lấy cớ hư hỏng Phong Thủy.
Đất đai có ảnh hưởng tới con người không? Câu trả lời là có. Lấy mồ mả làm ví dụ, khi chôn người chết, có nơi thi hài người chết không thối rữa, bảo tồn rất tốt. Đó là vì chất đất khô ráo, sạch sẽ, ôn độ ổn định. Thường có chuyện lạ như sau : Do điều kiện tốt. Đó là vì đất ở đó khô ráo, sạch sẽ, ôn độ ổn định. Thường có chuyện lạ như thế này : Do kiện đất tôt, thi thể người
hôn khuết (chết giả) sống lại. Môn Yuga An Độ sở dĩ có thể chôn người sống trong đất một số ngày mà không chết, là nhờ ở chất đất. Ngược lại, nếu thi thể chôn ở chỗ đất ẩm ướt, vi khuẩn sinh sôi dễ dàng thì cái xác nhanh chóng chỉ còn đống xương. Cho nen, Thuật Phong Thủy thường lấy thí dụ để khuyên người ta nên chọn đất. Địa khí quyết định tiền đồ của con người,
có thể đem lại giàu sang

HÌNH THẾ ĐẤT ĐAI
HÌNH THẾ ĐẤT ĐAI THEO QUAN NIỆM CỦA THUẬT PHONG THỦY
Thuật tướng địa (xem đất) dùng hình thế để chỉ địa hình và địa thế. Hình và thế có phân biệt.
Thuật Phong Thủy cho rằng, ngàn thước là thế, trăm thước là hình, hình nhỏ hơn thế, thế lớn hơn hình. Thế là viễn cảnh, hình là nhìn gần, hình là tích lũy của thế. Thế là tâm cao của hình.

Có thế rồi mới có hình, có hình rồi sau biết thế. Thế lập trước hình, hình hình thành sau thế .Hình nằm bên trong, thế năm bên ngoài. Hình được thế ứng với mà có, thế có được là do hình gộp lại, thế ở cái đại thể, hình ở cái nhỏ bé, thế quay lưng lại thì không đậu, hình mà trường đi thì huyệt không kết. Thế như thành quàch tường rào, hình như lâu đài nhà cửa. Hình như mỏm núi đứng một mình, thế như các đỉnh nhấp nhô. Nhận ra thế hơi khó, nhìn thấy hình dễ hơn. Từ to đến nhỏ, từ thô đến tinh vi, từ xa đến gần, thế đến (lai thế) là gốc, hình ở (trú hình) là ngọn.
Trái phải trước sau gọi là bốn thể, sơn thủy ứng với án, gọi là tam hình.
Nhà Phong Thủy làm sao đoán biết hình thế tốt hay xấu? Liêu Hi Ung trong “Táng kinh dực”, viết : “Thế đến, hình ở. Như dáng chạy của ngựa, như sóng trên mặt nước. Hình gần mà thế xa, hình nhỏ mà thế lớn. Phép thẩm định thế là chọn thế đến, không chọn thế đi. Lấy thế lớn, không lấy thế nhỏ. Lấy thế mạnh, không lấy thế yếu, lấy thế lạ không lấy thế tầm thường, lấy
thế chuyên nhât không lấy thế phân tán, lấy thế nghịch không lấy thế thuận. “Yêu cầu đối với thế là : Thế muốn chuyển động tất xa, xa tất bay lên. Thế không định dừng, dừng tất không có chỗ. Thế định đến, đến không sợ lộ, thế tất cuốn tròn, cuốn tròn là thuận. Yêu cầu đối vớ hình là : Hình không định lộ, lộ thì khí tan ra gió. Hình tất muốn cuộn tròn, tròn thì khí tụ lại. Hình không định đi, đi thì đi Đông hoặc Tây. Hình tất muốn vuông vắn, vuông thì nghiêm chỉnh.
Thuật Phong Thủy sở dĩ phải xem hình và thế đến như thế, vì coi thế là rồng đên (lai long).
Rồng đến mà to, mạnh, lạ, chuyên, nghịch mới đem lại vận khí tốt. Rồng mà quá nhỏ, quá yếu, quá tầm thường, quá nhiều chi nhánh, quá cứng nhắc, thì hình được tạo nên sẽ không đẹp.
Thực tế, hình chỉ một góc của hoàn cảnh. Hình do thế tạo thành, hình lại quyết định huyệt tốt hay xấu. Hình phải đầy đặn, tích tụ, tăng khí, như vậy huyệt mới kết. Được huyệt tốt, người chết mới yên ổn, người sống mới phát đạt, để được yên ổn và phát đạt phải chọn hình tốt thế tốt, tương phò tương thành.
Quan niệm hình thế của thuật Phong Thủy, chủ yếu là dùng để quan sát núi. Núi có năm thế, chia theo phương hướng :
Rồng xuất phát từ Bắc chầu về Nam là thế chính.

Rồng xuất phát từ Tây, Bắc tác huyệt, Nam tác chầu là thế bên.
Rồng ngược dòng nước chầu lên, thuận nước bơi xuống là thế nghịch.
Rồng thuận nước chầu xuống, ngược nước mà lên là thuận.
Rồng quay đầu chầu về núi tổ thì là thế quay lại.
Căn cứ vào hình dáng, tư thế, lại chia thành chín rồng.
Hồi long (rồng quay đầu lại) cuộn mình, chầu về tông tổ, như rồng đang liếm đuôi, hổ đang quay đầu lại.
Xuất dương long (rồng ngoài biển cả) hình thế đặc biệt thoải mái, uốn khúc vẫy như thú ra khỏi rừng, như thuyền ra biển cả.
Giáng long (rồng sa xuống) hình thế thanh tú, dáng vẻ duy nghi, như nhập triều đại tọa, như ruổi ngựa mờ cờ.
Sinh long (rồng sống động) hình thế e ấp, chi tiết rõ ràng, như răn rết chà móng, như dây ngọc đeo chuông.
Phi long (rồng bay) hình thế đang bay, nhanh nhẹn uyển chuyển, như nhạn chao ưng lượn, hai cánh mở rộng, như phượng múa loan bay, hai cách che chở hai bên.
Ngọa long (rồng nằm) hình thế nằm, im lìm thư giản, như cọp nằm khoanh trong ổ, như tê giác nằm phục trên bãi.
An long (rồng ẩn) hình thế mờ ảo, mạch lý chìm mà dài, mở ra như bàn tay tiên, trải dài như rải thảm.
Đằng long (rồng bay lên) hình thế cao vời vợi, như miệng bình ngửa lên trời, lộ rõ đáy vàngLĩnh quần long (nhóm rồng) hình thế đuổi nhau, dày đặc mà quấn quít, như đàn dê chạy, như
đàn cá bơi lội.